Bắt đầu những lời chúc phước cuối cùng của Gia-cốp dành cho các con trai, tiếp tục cho đến câu 49:27. Các phước lành của Gia-cốp được viết ở dạng văn thơ. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#writing-poetry)
Cả hai câu đều nói một ý nhằm nhấn mạnh. Gợi ý dịch: "Hãy đến và lắng nghe cha các con" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-parallelism)
Gia-cốp gọi mình ở ngôi thứ ba. Có thể dịch ở ngôi thứ nhất. Gợi ý dịch: "con trai ta. Hãy nghe ta, cha các con" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-123person)
Những cụm từ “con trưởng nam của cha, là sức lực của cha” và “khởi đầu của sức mạnh cha” có nghĩa như nhau. Từ “sức lực” và “sức mạnh” chỉ về khả năng sinh con của Gia-cốp. Từ “con trưởng nam” và “khởi đầu” chỉ về Ru-bên là con đầu lòng của ông. Gợi ý dịch: "con đầu lòng của cha khi cha trở thành đàn ông" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-parallelism)
Có thể dịch thành một câu mới. Gợi ý dịch: "Con đứng đầu trong sự tôn trọng và quyền lực" hoặc "Con vượt trội hơn mọi người về sự tôn trọng và quyền lực"
Gia-cốp so sánh Ru-bên như nước có dòng chảy cuồn cuộn để nhấn mạnh rằng ông không thể kiểm soát cơn giận của mình và không kiên định. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-simile)
“con sẽ chẳng làm đầu trong vòng các em mình”
Từ “giường” ở đây chỉ về vợ lẽ của Gia-cốp là Bi-la. Gia-cốp đang nói về sự việc Ru-bên ăn nằm với Bi-la. (Xem: GEN 35:22). Gợi ý dịch: "vì con đã đi đến giường ta và ăn nằm với Bi-la, vợ lẽ ta. Con làm ta nhục nhã" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Cả hai vế đều có nghĩa như nhau. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-parallelism)
Câu này không chỉ mang ý nghĩa họ là anh em trong nhà. Gia-cốp đang nhấn mạnh việc họ cùng với nhau giết dân Si-chem.
“Chúng dùng gươm mà làm bị thương và giết người”
Gia-cốp sử dụng từ “linh hồn” và “tấm lòng” để nói về chính mình, và ông nói rằng những người khác, có thể là cả Đức Chúa Trời, tôn trọng ông đến nỗi ông không muốn hiệp với những kẻ lập kế hoạch làm điều ác. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-synecdoche)
Hai mệnh đề này về cơ bản có nghĩa như nhau. Gia-cốp kết hợp cả hai để nhấn mạnh rằng ông không muốn tham gia vào những kế hoạch gian ác của họ. Gợi ý dịch: “Chắc chắn cha sẽ không tham gia lập kế hoạch gì cùng chúng” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-parallelism)
Câu này nói về việc Si-mê-ôn và Lê-vi làm cho những con bò đực bị què chỉ để cho vui.
Chỉ về việc cắt gân chân của động vật để nó không thể đi được.
Việc Đức Chúa Trời nguyền rủa Si-mê-ôn và Lê-vi được nói như thể Đức Chúa Trời đang nguyền rủa cơn tức giận và phẫn nộ của họ. Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: “Chúa phán: ‘Ta sẽ rủa sả chúng nó vì cớ cơn giận hung hãn và cơn phẫn nộ bạo tàn của chúng nó” hoặc “Ta, Đức Giê-hô-va, sẽ rủa sả chúng nó bởi vì cơn giận hung hãn và cơn phẫn nộ bạo tàn của chúng nó” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
Trong lời tiên tri, các nhà tiên tri thường truyền Lời của Đức Chúa Trời như thể chính Đức Chúa Trời đang phán dạy. Điều này nhấn mạnh sự hiệp nhất giữa Đức Chúa Trời và các đấng tiếng tri.
Được hiểu là “ta sẽ nguyền rủa”. Gợi ý dịch: "và ta sẽ nguyền rủa cơn phẫn nộ của chúng, vì nó quá bạo tàn" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-ellipsis)
Từ ‘Ta” chỉ về Đức Chúa Trời. Từ “chúng” chỉ về Si-mê-ôn và Lê-vi, nhưng đây là phép hoán dụ chỉ về dòng dõi của họ. Từ “Gia-cốp” và “Y-sơ-ra-ên” là phép hoán dụ chỉ về toàn bộ dân Y-sơ-ra-ên. Gợi ý dịch: “Ta sẽ phân rẽ con cháu chúng nó và làm cho chúng tản lạc giữa dân Y-sơ-ra-ên” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-parallelism)
Hai câu này có ý nghĩa như nhau. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-parallelism)
Câu thứ hai giải thích lí do cho câu thứ nhất. Có thể thêm vào từ “vì” hoặc “bởi vì” để làm rõ ý.
Gợi ý dịch: "sẽ ca tụng con. Vì tay con" hoặc "sẽ ca tụng con bởi vì tay con" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#writing-connectingwords)
Đây là cách để nói “con sẽ chiến thắng kẻ thù”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
Nghĩa là cúi thấp người để khiêm nhường bày tỏ sự tôn trọng và kính nể đối với ai đó. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-symaction)
Gia-cốp so sánh Giu-đa như một con sư tử tơ nhằm nhấn mạnh sức mạnh của ông. Gợi ý dịch: “Giu-đa như một con sư tử tơ” (UDB) (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
“Con trai ta, con đã quay về sau khi ăn thịt con mồi mình”
Gia-cốp so sánh Giu-đa với sư tử cái. Sư tử cái là thành phấn chính đi săn mồi và bảo vệ con mình. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-simile)
Gia-cốp dùng một câu hỏi để nhấn mạnh Giu-đa đáng sợ như thế nào. Gợi ý dịch: "Không ai muốn đánh thức nó". (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-rquestion)
“Vương trượng” và “gậy chỉ huy” là những cây gậy dài được trang trí mà vua thường mang theo. Ở đây, chúng là phép hoán dụ chỉ về quyền cai trị. Và “Giu-đa” đại diện cho dòng dõi của người. Gợi ý dịch: “Quyền cai trị sẽ luôn ở trên dòng dõi Giu-đa” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-parallelism)
Có thể hiểu: 1) “Si-lô” có nghĩa là “cống phẩm”. Gợi ý dịch: “cho đến khi các nước vâng phục Ngài đem cống phẩm cho Ngài” hoặc 2) “Si-lô” chỉ về thành Si-lô. Gợi ý dịch: “cho đến khi Đấng cai trị đến Si-lô. Và các dân sẽ vâng phục người”. Nhiều người cho rằng lời tiên tri này chỉ về Đấng Mê-si, là con cháu vua Đa-vít. Đa-vít là con cháu của Giu-đa.
Từ “nước” ở đây chỉ về dân chúng. Gợi ý dịch: "Dân tộc các nước sẽ vâng phục người" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Cả hai câu có nghĩa như nhau. Ngụ ý rằng cành nho đầy những quả đến nỗi người chủ không quan tâm con lừa sẽ mất một số. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-parallelism and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Có thể là 1) chúng chỉ về dòng dõi của Giu-đa. Gợi ý dịch: "của chúng … chúng" hoặc 2) chúng chỉ về Đấng cai trị ở GEN 49:10, có thể chỉ về Đấng Mê-si.
Cả hai câu đều có nghĩa như nhau. Ngụ ý rằng có nhiều nho đến nỗi họ có thể giặt đồ trong nước nho. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-parallelism and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Thường thì trong lời tiên tri, các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai được mô tả như việc đó đã xảy ra trong quá khứ. Điều này nhấn mạnh rằng sự kiện này chắc chắn sẽ xảy ra. Gợi ý dịch: “Người sẽ giặt” hoặc “họ sẽ giặt’. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-pastforfuture)
Câu này ví nước nho như huyết để nhấn mạnh màu đỏ của nó. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
Câu này nói màu mắt của một người như màu đỏ của rượu. Có thể là 1) mắt đậm màu chỉ về đôi mắt khỏe hoặc 2) người ta sẽ đỏ mắt khi uống quá nhiều rượu. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-simile and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Câu này so sánh màu răng của một người với màu trắng của sữa. Ngụ ý rằng sẽ có rất nhiều con bò khỏe mạnh và họ sẽ có nhiều sữa để uống. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-simile and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Chỉ về dòng dõi của Sa-bu-lôn. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Từ “nó” chỉ về những thành phố biển mà người Sa-bu-lôn sẽ sinh sống hoặc xây dựng. Những thành phố này sẽ cung cấp nơi trú ẩn cho tàu thuyền. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Một phần của biển, nằm sát đất liền và là nơi an toàn cho tàu thuyền neo đậu.
Gia-cốp nói Y-sa-ca và dòng dõi của người giống như một con lừa để nhấn mạnh rằng họ sẽ làm việc rất chăm chỉ. Gợi ý dịch: "Dòng dõi của Y-sa-ca sẽ giống như một con lừa mạnh mẽ" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
Thường thì trong lời tiên tri, các sự kiện sẽ xảy ra trong tương ra được mô tả như việc đó đã xảy ra trong quá khứ. Điều này nhấn mạnh rằng sự kiện này chắc chắn sẽ xảy ra. Có thể dịch ở thì tương lai. Gợi ý dịch: "Y-sa-ca sẽ là” hoặc “Dòng dõi của Y-sa-ca sẽ là”
Ở đây “Y-sa-ca” là phép hoán dụ chỉ về dòng dõi của người. Gợi ý dịch: "Dòng dõi của Y-sa-ca … Họ thấy … Họ sẽ" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Có thể là 1) “nằm giữa những bó họ đang mang” hoặc 2) “nằm giữa hai chuồng chiên”. Dù là cách nào thì Gia-cốp cũng nói về dòng dõi của Y-sa-ca như thể họ là những con lừa đã làm việc chăm chỉ và nằm xuống để nghỉ ngơi. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
“Một nơi nghỉ ngơi thật thoải mái và đất đai thật màu mỡ”
“Nghiêng vai mang gánh nặng” là một cách để nói “làm việc cật lực, mang lấy gánh nặng” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
"sẽ làm nô lệ cho người khác"
Ở đây “Đan” đại diện cho dòng dõi của ông. Gợi ý dịch: "Dòng dõi của Đan sẽ xét xử dân mình" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Có thể là 1) “dân tộc Đan” hoặc 2) “dân Y-sơ-ra-ên”
Gia-cốp nói Đan và dòng dõi của ông như những con rắn. Mặc dù rắn là loài nhỏ bé nhưng nó có thể hạ gục người khỏi yên ngựa. Đan cũng vậy, mặc dầu là một chi tộc nhỏ, nhưng rất nguy hiểm đối với kẻ thù của mình. Gợi ý dịch: "Dòng dõi của Đan sẽ giống như con rắn bên đường" (Xem /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
Danh từ trừu tượng “ơn cứu rỗi” có thể dịch là “cứu chuộc”. Gợi ý dịch: "Lạy Đức Giê-hô-va, con trông chờ Ngài cứu chuộc con"
Từ “con” chỉ về Gia-cốp.
Những tên này chỉ về dòng dõi của mỗi người. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Từ “gót” ở đây chỉ về những kẻ cướp bóc bỏ chạy khỏi dòng dõi của Gát. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-synecdoche)
“Bổ béo” ở đây có nghĩa là “ngon”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
Gia-cốp nói dòng dõi của Nép-ta-li như nai cái tự do chạy nhảy. Có thể câu này nhấn mạnh rằng họ là những sứ giả nhanh nhẹn. Gợi ý dịch: "Dòng dõi của Nép-ta-li sẽ giống như nai cái thả chuồng" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
“Nai con” là nai còn nhỏ. Ý nghĩa của từ này trong tiếng Hê-bơ-rơ không rõ ràng. Một số bản dịch ghi là “những lời văn hoa” hoặc “nói những điều tốt đẹp” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
Ở đây “Giô-sép” là phép hoán dụ chỉ về dòng dõi của ông. Gia-cốp nói họ như ba nhánh cây sai trái. Câu này nhấn mạnh rằng họ sẽ gia tăng rất đông đảo. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
Cành lớn của cây
Những nhánh cây phát triển và lan rộng trên tường được nói như chúng đang leo lên tường. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
Gia-cốp tiếp tục chúc phước cho Giô-sép và dòng dõi của ông.
Người giữ vững cung được nói như thể chính cái cung giữ vững nó. Câu này ngụ ý rằng ông giữ vững cung khi nhắm vào kẻ thù. Gợi ý dịch: "nó sẽ giữ vững cung mình khi nhắm vào kẻ thù" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Từ “nó” ở đây chỉ về Giô-sép, đại diện cho dòng dõi của ông. Gợi ý dịch: "cung chúng … đôi tay chúng" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Từ “đôi tay” ở đây chỉ về cánh tay của một người khi giữ vững cung của mình. Gợi ý dịch: "cánh tay của nó sẽ cứng mạnh khi nhắm cung tên mình" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
“Tay” thể hiện sức mạnh của Đức Giê-hô-va. Gợi ý dịch: "quyền năng của Đấng Quyền Năng" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Từ “danh” ở đây chỉ về chính người đó. Gợi ý dịch: "vì Đấng Chăn Chiên" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Gia-cốp ví Đức Giê-hô-va như “Đấng Chăn Chiên”. Điều này nhấn mạnh rằng Đức Giê-hô-va hướng dẫn và bảo vệ con dân Ngài. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
Gia-cốp ví Đức Giê-hô-va như “Vầng Đá” mà người ta có thể trèo lên tìm chỗ ẩn nấp khỏi kẻ thù. Điều này nhấn mạnh rằng Đức Giê-hô-va bảo bệ cho con dân Ngài. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
Gia-cốp tiếp tục chúc phước cho Giô-sép và dòng dõi của ông. (Xem: GEN 49:22-23)
Từ “con” ở đây chỉ về Giô-sép, đại diện cho dòng dõi của ông. Gợi ý dịch: "giúp đỡ dòng dõi của con … ban phước cho chúng" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Từ “trời” ở đây chỉ về những cơn mưa giúp cho mùa màng phát triển. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Từ “vực” ở đây chỉ về nước dưới lòng đất cung cấp cho sông và giếng. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
“Vú mẹ và dạ con” ở đây chỉ về khả năng sinh con và cho con bú của một người mẹ. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Gia-cốp tiếp tục chúc phước cho Giô-sép và dòng dõi của ông.
Không rõ từ này có ý nghĩa gì trong ngôn ngữ gốc. Một số bản dịch Kinh Thánh dùng từ “các tổ phụ của cha” thay vì “các đỉnh núi xưa”.
Từ “chúng” ở đây chỉ về những phước lành của cha Giô-sép.
Gia-cốp mong muốn những ơn phước này đươc truyền đến cho người quan trọng nhất trong dòng dõi của người. Gợi ý dịch: "trên đầu người quan trọng nhất trong dòng dõi của Giô-sép" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
"người quan trọng nhất trong các anh em mình"
Ở đây “Bên-gia-min” đại diện cho dòng dõi của ông. Gia-cốp ví dòng dõi của Bên-gia-min như con sói đói khát để nhấn mạnh rằng họ sẽ là những chiến binh hung hăn. Gợi ý dịch: " Dòng dõi của Bên-gia-min sẽ giống như bầy sói đói khát" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
“Đây” chỉ về các con trai của Gia-cốp được nhắc đến trong 49:1-27. Mỗi một người con trai trở thành người lãnh đạo của chi tộc mình.
Từ “chúc phước” ở đây chỉ về việc đưa ra lời chúc phước trang trọng.
"Ông ban cho mỗi người con trai một phước lành phù hợp"
"ông truyền bảo chúng"
Đây là cách tế nhị để nói ông sắp chết. Gợi ý dịch: "Cha sắp chết" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-euphemism and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom))
Gia-cốp đang chỉ về nơi linh hồn của ông sẽ đi đến khi ông chết. Ông mong đợi được đoàn tụ cùng Áp-ra-ham và Y-sác ở đời sau. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-euphemism and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom))
Đây là tên của một người nam. "Người Hê-tít" có nghĩa là “dòng dõi của Hếch”. Xem cách đã dịch ở GEN 23:8. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Mặc-bê-là một địa danh. Xem cách đã dịch ở GEN 23:9. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Đây là một tên gọi khác của thành Hếp-rôn. Có thể nó được đặt theo tên của Mam-rê, bạn của Áp-ra-ham sống tại đó. Xem cách đã dịch ở GEN 13:18. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Gia-cốp tiếp tục nói với các con trai mình.
Có thể nói rõ người mua. Gợi ý dịch: "Trong đó đã được Áp-ra-ham mua lại" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
"từ người Hê-tít"
“dặn dò các con mình xong” hoặc “truyền dặn các con mình xong”
Gia-cốp đang ngồi trên giường. Bây giờ, Gia-cốp xoay lại và đặt chân mình lên giường để có thể nằm xuống.
Đây là cách tế nhị để nói một người chết. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-euphemism)
Sau khi chết, linh hồn ông đi đến nơi của những người thân đã chết trước ông. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-euphemism and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom))