Cụm từ “đi lên” được dùng ở đây vì Bê-tên có địa hình cao hơn Si-chem.
Đức Chúa Trời nói về chính Ngài ở ngôi thứ ba. Gợi ý dịch: "Lập một bàn thờ tại đó cho ta, là Đức Chúa Trời của con" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-123person)
"nói với gia đình mình"
"Hãy quăng xa những tượng thần của các ngươi" hoặc "Hãy từ bỏ các tà thần của các ngươi"
Thanh tẩy chính mình về mặt đạo đức và mặt thuộc thể trước khi đến thờ phượng Đức Chúa Trời là một thông lệ.
Mặc quần áo mới là biểu hiện cho thấy họ làm cho mình được sạch sẻ trước khi đến với Đức Chúa Trời. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-symaction)
Từ “ngày” có thể là 1) Ngày Gia-cốp chạy trốn khỏi Ê-sau hoặc 2) “ngày” chỉ về một khoảng thời gian Gia-cốp chịu sầu khổ. Gợi ý dịch: "khi ta ở trong hoàn cảnh khó khăn" hoặc "khi ta lâm nguy" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
“vậy mọi người trong nhà Gia-cốp đưa” hoặc “vậy toàn bộ gia đình Gia-cốp và các đầy tớ đưa”
Cụm từ “trong tay họ” có nghĩa là họ sở hữu. Gợi ý dịch: “thuộc tài sản của họ” hoặc “mà họ có” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
"Khuyên tai của họ" (UDB). Ý nghĩa ở đây có thể là 1) Vàng trong bông tai có thể được dùng để đúc thêm tượng thần hoặc 2) họ đã lấy số bông tai này ở thành Si-chem sau khi tấn công nó và giết tất cả dân trong thành. Những đôi bông tai có thể nhắc họ nhớ đến tội lỗi của mình.
Việc Đức Chúa Trời khiến dân của các thành sợ Gia-cốp và gia đình ông được nói như thể sự kinh hãi là đồ vật rơi trên những thành đó. Danh từ trừu tượng “sự kinh hãi” có thể được dịch là “sợ”. Gợi ý dịch: "Đức Chúa Trời khiến những người ở các thành xung quanh sợ Gia-cốp và những người của ông" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-abstractnouns)
“Các thành” ở đây chỉ về những người sống trong các thành đó. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Ngụ ý là không ai tấn công một người nào trong nhà Gia-cốp. Nhưng hai trong số các con trai của Gia-cốp là Si-mê-ôn và Lê-vi đã tấn công những người Ca-na-an là bà con của Si-chem sau khi người này hãm hiếp con gái của Gia-cốp. Gia-cốp sợ rằng họ sẽ tìm cách trả thù được chép ở GEN 34:30. Gợi ý dịch: “gia đình Gia-cốp” hoặc “nhà Gia-cốp” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Đây là tên thành. Xem cách đã dịch ở GEN 28:19. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Người dịch có thể thêm vào ghi chú: “Tên Ên Bê-tên có nghĩa là ‘Đức Chúa Trời của Bê-tên’”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
"tại đây Đức Chúa Trời đã bày tỏ mình cho Gia-cốp"
Đây là tên của một người nữ. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Vú nuôi là người phụ nữ chăm sóc cho con của một người phụ nữ khác. Vú nuôi là một người rất được tôn trọng và quan trọng đối với gia đình.
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "Họ chôn bà tại Bê-tên" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
Cụm từ “tại” được dùng ở đây vì họ chôn bà ở một nơi có địa hình thấp hơn ở Bê-tên.
Người dịch có thể thêm vào ghi chú “Tên A-lôn Ba-cút có nghĩa là ‘cây sôi than khóc’” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Có thể nói rõ họ ở Bê-tên. Gợi ý dịch: "Sau khi Gia-cốp rời khỏi Pha-đan A-ram, lúc họ đang ở Bê-tên" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Từ “ban phước” ở đây có nghĩa là đưa ra lời chúc phước trang trọng cho ai đó, khiến những điều tốt đẹp xảy ra cho người đó.
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "nhưng tên ngươi sẽ không còn là Gia-cốp nữa" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
"Đức Chúa Trời phán cùng Gia-cốp"
Đức Chúa Trời bảo Gia-cốp phải sinh nhiều con cái để trở nên đông đảo. Từ “thêm nhiều” giải thích ông phải “sanh sản” như thế nào. Xem cách đã dịch ở GEN 1:22. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-doublet and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
Từ “dân tộc” và “nhiều dân tộc” ở đây chỉ về dòng dõi của Gia-cốp sẽ hình thành nên các dân tộc này. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Từ “ngự lên” được dùng ở đây vì nơi Đức Chúa Trời ngự thường được nghĩ là ở trên cao hay bên trên trái đất. Gợi ý dịch: "Đức Chúa Trời rời khỏi ông"
Đây là một cây trụ kỷ niệm, chỉ đơn giản là một tảng đá lớn hoặc đá cuội được dựng trên một đầu.
Đây là dấu hiệu bày tỏ ông biệt riêng cây trụ cho Đức Chúa Trời. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-symaction)
Người dịch có thể thêm vào ghi chú “tên Bê-tê có nghĩa là ‘nhà của Đức Chúa Trời’”.
Đây là tên gọi khác của làng Bết-lê-hem.
"Bà sinh nở rất khó khăn"
"Khi cơn đau đớn dữ dội nhất"
Người giúp đỡ một phụ nữ khi sinh con
“Hấp hối” là hơi thở cuối cùng của một người trước khi qua đời. Gợi ý dịch: "Ngay trước khi chết, khi bà trút hơi thở cuối cùng" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
Người dịch có thể thêm vào ghi chú “Tên Bê-nô-ni có nghĩa là ‘con trai của sự đau đớn ta’”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Người dịch có thể thêm vào ghi chú “tên Bên-gia-min có nghĩa là ‘con trai của tay phải ta’”. Cụm từ “tay phải” chỉ về vị trí được ưu ái đặc biệt.
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "và họ chôn cất bà" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
"dọc đường" (UDB)
"Nó đánh dấu cho mộ của Ra-chên cho đến ngày nay"
"cho đến thời điểm hiện tại". Có nghĩa là đến thời điểm tác giả đang viết sách này.
Ngụ ý rằng gia đình của Y-sơ-ra-ên và các đầy tớ cùng đi với ông. Có thể nói rõ ý của cả câu. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Đây là tên đầy tớ gái của Ra-chên. Xem cách đã dich ở GEN 29:29. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Cây này bắt đầu một đoạn mới, tiếp tục dẫn dắt vào những câu sau đó.
"12 con trai" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-numbers)
Đây là tên người hầu gái của Ra-chên. Xem cách đã dịch ở GEN 29:29. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Đây là tên đầy tớ gái của Lê-a. Xem cách đã dịch ở GEN 29:24. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Ngụ ý rằng trong những người này không có Bên-gia-min là người được sinh ra tại xứ Ca-na-an, gần Bết-lê-hem. Ở đây chỉ nhắc đến Pha-đan A-ram vì hầu hết những người con trai này đều được sinh ra tại đó. Có thể dịch rõ nghĩa của cả câu. Gợi ý dịch: “những con trai được sinh cho ông tại Pha-đan A-ram, ngoại trừ Bên-gia-min được sinh ra tại xứ Ca-na-an”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Từ “đến” ở đây có thể dịch là “đi đến”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-go)
Đây là tên gọi khác của thành Hếp-rôn. Có thể nó được đặt theo tên của Mam-rê, bạn của Áp-ra-ham sống tại đó. Xem cách đã dịch ở GEN 13:18. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Đây là tên của một thành. Xem cách đã dịch ở GEN 23:02. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
"180 năm" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-numbers)
"Y-sác trút hơi thở cuối cùng rồi qua đời”. Cụm từ “trút hơi thở cuối cùng” và “qua đời” căn bản có ý nghĩa như nhau. Gợi ý dịch: "Y-sác qua đời". Xem cách đã dịch cụm từ tương tự ở GEN 25:08. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-doublet)
Đây là cách lịch sự để nói một người qua đời. Xem cách đã dịch ở GEN 25:8. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-euphemism)
Nghĩa là sau khi Y-sác qua đời, linh hồn ông đi đến nơi của những người bà con đã chết trước ông. Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: “ông đến chỗ những thành viên trong gia đình đã qua đời trước đó” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
Vế “người tuổi cao tác lớn” và “thỏa mãn những năm đời mình” căn bản có ý nghĩa như nhau. Chúng nhấn mạnh rằng Y-sác sống rất lâu. Gợi ý dịch: "Sau khi sống rất lâu và rất cao tuổi" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-doublet)