Tác giả bắt đầu một phần mới của câu chuyện.
"gian giảo hơn" (UDB) hoặc "khôn ngoan trong việc nói dối để đạt được điều mình muốn"
Con rắn giả vờ ngạc nhiên vì Đức Chúa Trời đã đưa ra quy định này. Câu hỏi tu từ này có thể được dịch thành câu khẳng định. Gợi ý dịch: "Tôi lấy làm ngạc nhiên vì Đức Chúa Trời phán rằng ‘Các con … trong vườn’.” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-rquestion)
Từ “các ngươi” ở dạng số nhiều, chỉ về người nam và người nữ. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-you)
Đầu tiên Ê-va nói cho con rắn biết điều Đức Chúa Trời cho phép làm sau đó là điều không được phép. Một số ngôn ngữ có thể nói điều họ không được làm trước, sau đó là điều họ được phép làm, như trong bản UDB.
"Chúng tôi được phép ăn" hoặc "Chúng tôi được cho phép ăn"
Từ “các con” ở dạng số nhiều, chỉ về người nam và người nữ. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-you)
"Con con không được phép ăn" hoặc "Đừng ăn"
"và các con không được đụng đến nó" hoặc "và đừng đụng đến nó"
Những từ này chỉ về người nam và người nữ cho nên ở dạng số nhiều. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-you)
"mắt các ngươi sẽ mở ra". Thành ngữ này có nghĩa là “các ngươi sẽ nhận biết được mọi điều” hoặc “các ngươi sẽ hiểu được những điều mới”. Ý nghĩa này có thể được diễn đạt rõ hơn. Gợi ý dịch: "Như thể mắt các ngươi được mở ra" (UDB) (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
“Điều thiện và điều ác” ở đây là một phép tu từ chỉ về hai thái cực và tất cả những phạm trù ở giữa. Gợi ý dịch: “mọi điều, cả điều thiện và điều ác”. Xem cách đã dịch ở GEN 2:9. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-merism)
"Trông nó rất đẹp mắt" hoặc "trông nó rất đẹp" hoặc "nó rất đẹp" (UDB)
"và người nữ muốn ăn trái cây đó vì nó có thể khiến cho người ta khôn ngoan” hoặc "và người nữ muốn ăn trái cây đó vì nó có thể khiến cho mình biết được điều đúng và điều sai như Đức Chúa Trời”
"Sau đó mắt của họ mở ra" hoặc "Họ nhận biết " hoặc "Họ biết được". Xem cách đã dịch cụm từ “mắt các ngươi sẽ được mở ra” ở GEN 3:5.
"gắn" hoặc "vá"
Nếu người đọc không biết là cây vả như thế nào thì có thể dịch là “những chiếc lá lớn từ cây vả” hoặc đơn giản là “những chiếc lá lớn”.
Họ làm vậy vì họ xấu hổ. Có thể nêu rõ hàm ý này nếu cần thiết như trong bản UDB. Gợi ý dịch: "và họ che mình lại vì xấu hổ " (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
"lúc có một cơn gió mát thôi qua"
"tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời" hoặc "để Giê-hô-va Đức Chúa Trời không thấy họ" (UDB) hoặc "trốn khỏi Giê-hô-va Đức Chúa Trời"
"Sao con cố tránh mặt ta?" (UDB). Đức Chúa Trời biết người nam đang ở đâu. Khi đáp lại, người nam không nói mình ở đâu nhưng giải thích vì sao ông lẫn trốn.
Trong câu 9 và 11, Đức Chúa Trời đang nói với người nam. Những ngôn ngữ có dạng số ít của từ “con” có thể sử dụng nó ở đây. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-you)
"Con nghe tiếng Chúa"
Đức Chúa Trời biết câu trả lời. Ngài hỏi để buộc A-đam xưng nhận mình đã không vâng lời Đức Chúa Trời. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-rquestion)
Một lần nữa, Đức Chúa Trời biết việc này đã xảy ra. Cần dịch sao để cho thấy Đức Chúa Trời đang buộc tội A-đam vì không vâng lời. Câu này có thể dịch thành một câu khẳng định. Gợi ý dịch: "Chắc hẳn con đã ăn …" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-rquestion)
Đức Chúa Trời biết việc người nữ đã làm. Khi Ngài hỏi như vậy là Ngài đang cho người nữ một cơ hội để nói điều đó với Ngài, đồng thời Ngài bày tỏ sự thất vọng đối với việc người đã làm. Nhiều ngôn ngữ dùng câu hỏi tu từ để la rầy hoặc quở trách. Cho nên, nếu có thể hãy dùng dạng câu thích hợp có thể biểu lộ sự thất vọng này. Có thể dịch thành câu khẳng định. Gợi ý dịch: "Con đã làm điều rất tệ hại" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-rquestion)
"chỉ mình mầy bị nguyền rủa." Từ “nguyền rủa” trong tiếng Hy Lạp nguyên gốc được dùng để nhấn mạnh sự trái ngược giữa phước lành của Đức Chúa Trời trên các loài động vật và lời nguyền rủa này của Ngài trên con rắn. Đây là một “lời nguyền rủa khuôn mẫu” hoặc hình thức thể hiện lời nguyền rủa. Bằng cách truyền phán, Đức Chúa Trời đã khiến cho lời nguyền rủa được thực hiện.
"tất cả các loài gia súc và thú hoang"
"Mầy sẽ di chuyển bằng bụng trên mặt đất." Từ “bằng bụng” đứng đầu trong câu tiếng Anh để làm tương phản giữa cách các động vật khác di chuyển bằng chân và cách con rắn phải bò bằng bụng. Đây cũng là một phần của lời nguyền rủa.
"Mầy sẽ phải ăn bụi đất." Từ “bụi đất” đứng đầu trong câu Tiếng Anh để nhấn mạnh sự tương phản giữa thức ăn của các loài động vật khác là cây cỏ phía trên mặt đất và loại thức ăn của rắn là những thứ bẩn thỉu nằm trên mặt đất. Đây là một phần của lời nguyền rủa.
Nghĩa là con rắn và người nữ sẽ trở thành kẻ thù của nhau.
"con cháu" hoặc "hậu tự". Từ này trong Tiếng Anh còn chỉ về chất mà người nam đưa vào người nữ để hình thành bào thai trong người nữ. Giống như từ “con cháu”, từ này có thể mang ý nghĩa chỉ về nhiều người, như từ “hậu tự”. Cố gằng tìm một từ ở dạng số ít nhưng có thể chỉ về nhiều người.
Từ “người” chỉ về hậu tự của người nữ. Nếu từ “dòng dõi” được dịch ở dạng số nhiều thì câu này có thể dịch là “họ sẽ giày đạp … gót chân họ”, trong trường hợp này, cần suy xét thêm phần ghi chú cho biết từ “họ” được dịch từ một đại từ số ít. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-pronouns)
"nghiền nát" hoặc "đập" hoặc "tấn công"
"Ta sẽ khiến cho cơn đau đớn của con gia tăng thêm nhiều" hoặc "Ta sẽ khiến cho con đau đớn dữ dội"
"trong cơn thai nghén" hoặc "khi sinh con" (UDB)
"Con sẽ có ước muốn mạnh mẽ với chồng". Có thể là 1) “Con sẽ rất muốn gắn bó với chồng” hoặc 2) “Con sẽ muốn điều khiển chồng”
"chồng sẽ là chủ của con" hoặc "chồng sẽ kiểm soát con"
Tên A-đam trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “người”. Một số bản dịch gọi là “A-đam” và một số khác gọi là “người”. Bạn có thể dùng một trong hai cách vì nó chỉ về cùng một người.
Đây là một thành ngữ. Gợi ý dịch: "con đã nghe lời vợ" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
Có thể cho biết vật họ đã ăn là gì. Gợi ý dịch: "đã ăn trái của cây" hoặc "đã ăn những trái của cây" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
"Con không được phép ăn" hoặc "Đừng ăn trái của cây đó"
Trong Tiếng Anh từ “nguyền rủa” đứng đầu câu để nhấn mạnh rằng đất trước đây là “tốt đẹp” (GEN 1:10) bây giờ phải ở dưới sự nguyền rủa của Đức Chúa Trời. Có thể dịch ở thể chủ động. Gợi ý dịch: "Ta sẽ nguyền rủa đất đai" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
" làm việc cực nhọc"
Từ “đó” chỉ về đất và là phép hoán dụ chỉ về những bộ phận của các loại cây cối mọc lên từ đất mà con người có thể ăn được. Gợi ý dịch: "con sẽ ăn những gì mọc lên từ đó" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Có thể là 1) “cây cỏ mà con coi sóc ngoài đồng” hoặc 2) “những loại cây cỏ mọc hoang ngoài đồng”.
"Làm việc cực nhọc đổ mồ hôi"
Từ “bánh” là phép chuyển nghĩa chỉ về thức ăn nói chung. Gợi ý dịch: "con sẽ ăn thức ăn" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-synecdoche)
"cho đến khi con chết đi và thân thể con được đặt trong lòng đất”. Trong một số văn hóa, người ta cho xác người chết vào một cái hố dưới đất. Công việc nhọc nhằn của con người sẽ không chấm dứt cho đến khi họ chết đi và được chôn cất.
"Ta đã dựng nên con từ bụi đất nên thân thể con sẽ trở về bụi đất”. Dịch cả hai lần “cát bụi” giống nhau để cho thấy con người bắt đầu và kết thúc trong cùng một điều kiện.
Một số bản dịch là “A-đam”.
"đặt cho vợ tên là Ê-va" hoặc "gọi vợ là Ê-va" (UDB)
Nhiều bản dịch có thể thêm phần ghi chú “Tên Ê-va nghe giống với từ ‘sống’ trong tiếng Hê-bơ-rơ”.
Từ “sống” ở đây chỉ về con người. Gợi ý dịch: "cả loài người" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-nominaladj)
"áo quần làm bằng da động vật"
Có thể là 1) Đức Chúa Trời đang nói đến một người, là người nam, hoặc 2) Đức Chúa Trời đang nói đến loài người nói chung, tức là người nam và vợ. Kể cả khi Đức Chúa Trời đang nói đến một người thì điều Ngài phán cũng được áp dụng cho cả hai.
"giống như chúng ta". Đại từ “chúng ta” ở dạng số nhiều. Xem cách dịch câu “chúng ta hãy tạo nên” trong GEN 1:26.
“Điều thiện và điều ác” ở đây là một phép tu từ chỉ về hai thái cực và tất cả những phạm trù ở giữa. Xem cách đã dịch ở GEN 2:9. Gợi ý dịch: “biết mọi điều, gồm cả điều thiện và điều ác”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-merism)
Có thể dịch ở thể chủ động. Gợi ý dịch: "Ta sẽ không cho phép chúng" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
"cây cho con người sự sống". Dịch giống trong GEN 2:9.
" đất đai vì con người ra từ bụi đất". Ở đây không chỉ về một nơi cụ thể nào trên đất mà Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người.
"Đức Chúa Trời buộc con người phải rời khỏi vườn". Câu này nói đến sự kiện trong GEN 3:23, ở đây chép rằng “Giê-hô-va Đức Chúa Trời truyền cho loài người ra khỏi vườn Ê-đen”. Không phải Đức Chúa Trời đuổi con người đi lần thứ hai.
Nghĩa là làm những việc cần thiết để giúp cây cối sinh trưởng tốt. Dịch giống trong GEN 2:5.
"để ngăn chặn con người đi đến cây sự sống"
Có thể là 1) thanh gươm phát ra lửa hoặc 2) một ngọn lửa có hình như thanh gươm. Những ngôn ngữ không có gươm thì có thể sử dụng một loại vũ khí khác như cây giáo hay cung tên.