Từ “bấy giờ” đánh dấu một phần mới của câu chuyện. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#writing-newevent)
Gia-côp dùng một câu hỏi để quở trách các con trai của ông vì không làm gì để lo chuyện lương thực cả. Gợi ý dịch: "Đừng chỉ ngồi không đó!" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-rquestion)
Thông thường đi từ Ca-na-an đến Ai Cập được gọi là đi “xuống”
Ở đây từ “Ai Cập” có ý chỉ về những người bán lúa. Gợi ý dịch: "từ chỗ những người bán lúa ở Ai Cập" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Bên-gia-min và Giô-sép là anh em cùng cha, cùng mẹ. Gia-cốp không muốn mạo hiểm cho đứa con cuối cùng của Ra-chên đi. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Có thể dịch từ “đến” là “đi đến”. Câu này cũng được hiểu là đi đến “Ai Cập” mua “lúa”. Gợi ý dịch: "Các con trai của Y-sơ-ra-ên đi mua lúa cùng với những người khác đi đến Ai Cập" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-go and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-ellipsis)
Từ "bấy giờ" đánh dấu câu chuyện chuyển sang thông tin về Giô-sép. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#writing-background)
Từ “xứ” ở đây chỉ về Ai Cập. Gợi ý dịch: "khắp Ai Cập" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Từ “xứ” ở đây bao gồm Ai Cập và các nước lân cận khác. Gợi ý dịch: "hết thảy dân chúng của tất cả các nước đến mua lúa" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Có thể dịch từ “đến” thành “đi đến”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-go)
Đây là cách thể hiện sự tôn trọng. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-symaction)
"Khi Giô-sép thấy các anh mình thì ông nhận ra họ"
“ông làm như mình không phải là em của họ” hoặc “ông không để họ biết ông là em của họ”
Đây không phải là câu hỏi tu từ mặc dầu ông đã biết câu trả lời. Đây là một phần trong chọn lựa của ông để giữ cho các anh không nhận biết mình.
Gián điệp là những người bí mật lấy thông tin của quốc gia này để giúp cho một quốc gia khác.
Có thể dịch rõ nghĩa của cả câu. Gợi ý dịch: “Các ngươi đến để tìm xem nơi nào trong đất chúng ta không có canh phòng để các ngươi tấn công chúng ta” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Đây là cách gọi thể hiện sự tôn trọng đối với ai đó.
Các anh gọi mình là “các đầy tớ ngài”. Đây là cách nói trang trọng đối với người có thẩm quyền hơn. Gợi ý dịch: "Chúng tôi, đầy tớ của ngài" hoặc "Chúng tôi" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-123person)
"Giô-sép nói với các anh của mình"
Có thể nói rõ nghĩa của cả câu. Gợi ý dịch: "Không, các ngươi đến để tìm xem những nơi nào chúng ta không canh gác để tấn công chúng ta" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
"12 anh em" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-numbers)
"Xin hãy nghe chúng tôi, đứa em út". Từ “kìa” được dùng để nhấn mạnh điều họ nói sau đó.
"hiện tại đứa em út đang ở với cha chúng tôi"
"như ta đã nói, các ngươi là gián điệp". Xem cách đã dịch từ “gián điệp” ở GEN 42:9.
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "Đây là cách ta thử các ngươi" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
Cụm từ này thể hiện một lời thề. Gợi ý dịch: "Ta lấy mạng sống của Pha-ra-ôn mà thề" (Xem: rc://vi/obe/other/oath)
"Chọn ra một người trong số các người đưa em các ngươi đến"
"Số còn lại trong các ngươi phải bị giam lại"
Từ “lời” ở đây chỉ về những điều đã nói. Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "để ta có thể biết được các ngươi có nói thật hay không". (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
"Bị bỏ tù" (UDB)
Từ “thứ ba” là số thứ tự. Gợi ý dịch: "sau ngày thứ hai" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-ordinal)
Có thể nói rõ ý của câu này. Gợi ý dịch: "Nếu các ngươi có thể làm theo điều ta nói thì ta sẽ tha cho các ngươi sống" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-ellipsis)
Chỉ về sự tôn kính sâu sắc đối với Đức Chúa Trời, được thể hiện qua việc vâng lời Ngài.
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "hãy để một trong số các anh em của các ngươi ở lại trong ngục này" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
Từ “các ngươi” ở đây ở dạng số nhiều và chỉ về tất cả những anh em còn lại không bị ở tù. Gợi ý dịch: "nhưng số còn lại trong các người hãy đi" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-you)
Từ “nhà” ở đây chỉ về gia đình. Gợi ý dịch: "đem lúa mì về nhà để giúp đỡ cho gia đình các ngươi trong nạn đói này" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Từ “lời” chỉ về những điều đã nói. Có thể dịch câu này ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "để ta biết được điều các ngươi nói là đúng" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
Ngụ ý rằng Giô-sép sẽ cho quân lính xử tử các anh nếu ông phát hiện họ là giáng điệp. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Từ “tâm hồn” chỉ về chính Giô-sép. Gợi ý dịch: “bởi vì chúng ta đã thấy Giô-sép buồn rầu thể nào” hoặc “vì chúng ta đã thấy Giô-sép khổ sở”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-synecdoche)
Danh từ trừu tượng “nỗi đau khổ” có thể dịch thành động từ “chịu đau khổ”. Gợi ý dịch: "Đó là lí do vì sao bây giờ chúng ta phải chịu đau khổ thế này" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-abstractnouns)
Ru-bên dùng một câu hỏi để quở trách các em mình. Gợi ý dịch: "Anh đã bảo các em đừng làm hại thằng bé vậy mà các em chẳng chịu nghe!" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-rquestion)
Đây là lời trích dẫn nằm trong một câu trích dẫn khác. Có thể dịch thành câu tường thuật gián tiếp. Gợi ý dịch: "Anh đã chẳng bảo các em đừng phạm tội cùng thằng bé" hoặc "Anh đã bảo các em đừng làm hại thằng bé" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-quotesinquotes and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-quotations)
Ở đây, từ “bây giờ” không có nghĩa là “ngay thời điểm này”, nhưng cả hai từ “bây giờ” và “hãy xem” đều được dùng để hướng sự chú ý đến điều quan trọng theo sau.
Ở đây từ “huyết” chỉ về cái chết của Giô-sép. Các anh nghĩ Giô-sép đã chết. Cụm từ “đòi chúng ta thường lại” có nghĩa là họ phải bị trừng phạt vì điều họ đã làm. Gợi ý dịch: "chúng ta phải gặt lấy những gì đáng phải nhận vì cái chết của nó" hoặc "chúng ta đang chịu khốn khổ vì đã giết nó" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
Câu này chuyển từ mạch truyện chính sang thông tin bối cảnh giải thích vì sao các anh nghĩ Giô-sép không thể hiểu được họ. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#writing-background)
“Người thông dịch” là người dịch điều một người nói sang một thứ tiếng khác. Giô-sép dùng một người phiên dịch giữa mình và các anh để tỏ vẻ như ông không biết tiếng của họ.
Ngụ ý rằng Giô-sép khóc vì ông xúc động sau khi nghe các anh nói. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Giô-sép vẫn nói ngôn ngữ khác và dùng người phiên dịch để nói chuyện với các anh. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Từ “mặt” ở đây chỉ về sự chứng kiến của họ. Gợi ý dịch: "trói người trước sự chứng kiến của họ" hoặc "trói người trong khi họ đang nhìn" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
"để cho họ những điều họ cần"
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "các đầy tớ đã làm cho họ mọi điều Giô-sép truyền" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
"Khi họ ngừng lại một chỗ để qua đêm, có một người trong số các anh em mở bao lúa mình lấy thức ăn cho lừa. Người ấy thấy tiền của mình nằm ở trong bao!”
Từ “kìa” ở đây hướng sự chú ý đến thông tin ngạc nhiên theo sau.
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "Có người đã để tiền của tôi lại" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
"Xem bao của tôi này!"
Việc trở nên sợ hãi được nói như thể lòng họ đang chùn xuống. Từ “lòng” ở đây chỉ về sự can đảm. Gợi ý dịch: "Và họ trở nên rất sợ hãi" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy
"chúa của xứ Ai Cập"
"nói cách gay gắt"
Gián điệp là người bí mật cố gắng moi thông tin của một nước để giúp đỡ cho nước khác. Xem cách đã dịch từ “gián điệp” ở GEN 42:9.
Đây là lời trích dẫn nằm trong một câu trích dẫn khác. Có thể dịch thành câu tường thuật gián tiếp. Gợi ý dịch: "Chúng con đã thưa với người rằng chúng con vốn là người lương thiện chứ không phải là gián điệp. Chúng con thưa rằng chúng con có mười hai anh em, con một cha, và rằng một anh em không còn nữa … xứ Ca-na-an" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-quotesinquotes and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-quotations)
Được hiểu là một người “anh em”. Gợi ý dịch: "Một người anh em không còn nữa" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-ellipsis)
Ngầm hiểu là “người em” út. Gợi ý dịch: "Người em út hiện đang ở với cha" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-ellipsis)
"Chúa của xứ Ai Cập"
Từ “nhà” ở đây chỉ về “gia đình”. Gợi ý dịch: "đem lương thực về giúp đỡ gia đình trong nạn đói" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
"hãy đi về" hoặc "hãy rời khỏi đây"
"và ta sẽ cho phép các ngươi buôn bán trong xứ nầy"
Cụm tự này được dùng ở đây để đánh dấu một sự kiện quan trọng trong câu chuyện. Nếu ngôn ngữ của bạn có cách biểu đạt điều này thì có thể xem xét sử dụng ở đây.
"Trước sự ngạc nhiên của họ". Từ “kìa” ở đây cho thấy các anh ngạc nhiên trước điều họ nhìn thấy.
“Các con đã cướp đi các con ta” hoặc “Các con đã khiến ta mất đi hai đứa con”
"Mọi chuyện này đều gậy hại cho cha"
Đây là lời đề nghị cho Ru-bên đem Bên-gia-min đi với mình và chăm sóc cho cậu trong chuyến đi. Gợi ý dịch: "Để con lo cho em" hoặc "Để con chăm sóc cho em" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
Đi từ Ca-na-an đến Ai Cập thường được gọi là “đi xuống”. Gợi ý dịch: "Con trai ta, Bên-gia-min, sẽ chẳng đi đến Ai Cập với các con"
Từ “các con” ở đây ở dạng số nhiều, chỉ về các con trai lớn của Gia-cốp. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-you)
Có thể nói rõ nghĩa của cả câu. Gợi ý dịch: “Vì Ra-chên, vợ ta, chỉ có hai đứa con. Giô-sép thì đã chết và Bên-gia-min là đứa duy nhất còn lại”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
"khi các con đi đến Ai Cập rồi trở về" hoặc "khi các con đi đường." Từ “đường” ở đây chỉ về chuyến đi.
“Làm cho … xuống âm phủ” là cách nói rằng họ sẽ khiến ông chết và xuống âm phủ. Ông dùng từ “xuống” vì người ta cho rằng âm phủ là một nơi ở dưới lòng đất. Gợi ý dịch: "thì các con sẽ khiên ta, kẻ già cả này, đau buồn mà chết" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
Từ này chỉ về Gia-cốp và nhấn mạnh đến tuổi già của ông. Gợi ý dịch: "ta, kẻ già cả này" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-synecdoche)