Tức là dân Pha-đan A-ram, vùng đất ở phía đông xứ Ca-na-an.
Từ “kìa” đánh dấu phần mở đầu của một sự kiện khác trong câu chuyện chung. Ngôn ngữ của bạn có thể có cách để diễn đạt điều này.
"Vì từ giếng đó". Cụm từ này đánh dấu câu chuyện chuyển sang thông tin về những người chăn cho chiên uống nước như thế nào. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#writing-background)
"những người chăn sẽ cho.... uống nước” hoặc “những người coi sóc bầy chiên đó sẽ cho... uống nước”
Từ “miệng” là cách chỉ về chỗ hở trên giếng. Gợi ý dịch: "chỗ mở ra trên giếng" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
"Gia-cốp nói với những người chăn"
Đây là một cách chào lịch sự đối với người lạ.
Ở đây, từ “con trai” chỉ về cháu trai. Một ý nghĩa khác là “La-ban, cháu trai của Na-hô”. (UDB)
"Nhìn kìa! Ra-chên, con gái người đang dẫn bầy chiên đến"
"mặt trời vẫn còn ở trên cao" (UDB) hoặc "mặt trời vẫn sáng chói"
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "để các anh gom bầy gia súc lại" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
Tức là gom chúng vào bên trong một bức hàng rào để chúng ở đó qua đêm. Có thể nói rõ ý của cả câu. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
"để chúng ăn cỏ trên cánh đồng"
"Chúng tôi phải đợi để cho chúng uống nước". Họ đợi đến giờ chứ không phải đợi được cho phép.
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "cho đến khi những người chăn khác tụ tập các bầy súc vật của họ" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
Từ “miệng” ở đây là cách chỉ đến chỗ mở trên giếng. Gợi ý dịch: "khỏi giếng" hoặc "khỏi chỗ mở trên giếng" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
"rồi chúng tôi sẽ cho bầy chiên uống nước"
"cậu mình"
Từ “miệng” ở đây là cách chỉ đến chỗ mở trên giếng. Gợi ý dịch: "giếng" hoặc "chỗ mở trên giếng" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-idiom)
Ở vùng Cận Đông thời xưa, người ta thường chào người bà con bằng một nụ hôn. Tuy nhiên, thông thường là giữa những người nam với nhau. Nếu ngôn ngữ của bạn có cách chào hỏi trìu mến dành cho người họ hàng thì có thể sử dụng ở đây. Nếu không thì nên dùng cách nào đó cho phù hợp.
Gia-cốp khóc vì ông quá vui mừng. Có thể dịch rõ nghĩa của cả câu. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
"bà con với cha cô"
"cháu trai của mình"
"ôm lấy ông"
Ở vùng Cận Đông thời xưa, người ta thường chào người bà con bằng một nụ hôn. Tuy nhiên, thông thường là giữa những người nam với nhau. Nếu ngôn ngữ của bạn có cách chào hỏi trìu mến dành cho người họ hàng thì có thể sử dụng ở đây. Nếu không thì nên dùng cách nào đó cho phù hợp.
“rồi Gia-cốp kể cho La-ban nghe mọi điều mình đã nói với Ra-chên”
Cụm từ này có nghĩa là họ là bà con trực hệ của nhau. Gợi ý dịch: "bà con ta" hoặc "thành viên trong gia đình ta" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
La-ban dùng một câu hỏi để nhấn mạnh rằng ông nên trả công cho Gia-cốp. Câu này có thể dịch thành cầu khẳng định. Gợi ý dịch: “Chắc chắn là ta nên trả công cho con mặc dù con là bà con ta”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-rquestion and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-litotes)
Từ ‘bấy giờ’ được dùng ở đây để đánh dấu câu chuyện chuyển sang thông tin về La-ban và các cô con gái của mình. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#writing-background)
Có thể là 1) “Mắt của Lê-a không đẹp” hoặc 2) “Mắt của Lê-a xấu”
Từ “yêu” ở đây chỉ về sức thu hút lãng mạn giữa một người nam và một người nữ.
"hơn là gả nó cho một người khác"
"nhưng đối với ông khoảng thời gian đó chỉ chừng đôi ba ngày"
"vì tình yêu của ông đối với nàng” hoặc “bởi tình yêu của ông dành cho nàng”
Từ “những ngày” ở đây chỉ về một khoảng thời gian dài hơn. Cụm từ “đã hoàn tất” có thể được dịch ở dạng chủ động. Câu khẳng định này rất dứt khoát. Gợi ý dịch: “Xin hãy giao Ra-chên cho cháu để cháu có thể cưới nàng, vì cháu đã làm cho cậu được bảy năm rồi!” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy and /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
"Chuẩn bị một tiệc cưới". Có vẻ là La-ban sai người khác chuẩn bị bữa tiệc. Gợi ý dịch: "sai người chuẩn bị một bữa tiệc cưới" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metonymy)
Ngụ ý rằng Gia-cốp không biết mình đang ở với Lê-a vì trời tối ông không thấy đường. Có thể nói rõ nghĩa của cả câu. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
Ở đây tác giả đưa ra thông tin về việc La-ban cho Xinh-ba theo Lê-a. Có vẻ ông cho Xinh-ba hầu Lê-a trước khi đám cưới. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#writing-background)
Đây là tên người hầu gái của Lê-a. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
“Gia-cốp kinh ngạc khi thấy Lê-a ở trên giường với mình”. Từ “kìa” ở đây cho thấy Gia-cốp rất ngạc nhiên trước điều mình đang thấy.
Gia-cốp dùng một câu hỏi để thể hiện sự tức giận và kinh ngạc của mình. Gợi ý dịch: "Cháu không thể tin là cậu đã làm điều này với cháu!” Có thể dịch câu hỏi này thành câu khẳng định. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-rquestion)
Gia-cốp dùng những câu hỏi này để thể hiện sự tổn thương của mình khi bị La-ban lừa. Có thể dịch thành câu khẳng định. Gợi ý dịch: "Cháu đã làm việc cho cậu bảy năm để cưới Ra-chên kia mà!" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-rquestion)
"Trong gia đình của chúng ta, chúng ta không gả"
"Tổ chức xong tuần lễ cưới của Lê-a"
Có thể nõi rõ nghĩa ở đây. Gợi ý dịch: "rồi tuần sau, chúng ta cũng sẽ gả Ra-chên cho cháu" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-explicit)
"Và Gia-cốp làm theo những điều La-ban bảo mà hoàn tất tuần lễ cưới với Lê-a"
Đây là tên người hầu gái của Ra-chên. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Đây là cách tế nhị để nói họ quan hệ tình dục với nhau. Gợi ý dịch: "Gia-cốp cưới Ra-chên" (UDB) (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-euphemism)
Chỉ về tình yêu lãng mạng giữa một người nam và một người nữ.
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "Gia-cốp không yêu Lê-a" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
Đây là phép cường điệu để nhấn mạnh rằng Gia-cốp yêu Ra-chên hơn Lê-a. Gợi ý dịch: "yêu ít hơn Ra-chên” (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-hyperbole)
Việc Đức Chúa Trời khiến Lê-a có thể mang thai được nói như thể Đức Chúa Trời mở dạ con của nàng. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-metaphor)
"không thể có thai"
"Lê-a mang thai và sinh một con trai”
Người dịch có thể thêm vào ghi chú: “Tên Ru-bên có nghĩa là ‘Xem kìa, một đứa con trai’”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
Lê-a đang trải qua nỗi đau tinh thần vì Gia-cốp đã từ chối nàng. Danh từ trừu tượng “nỗi ưu phiền” có thể được dịch thành một động từ. Gợi ý dịch: "Đức Giê-hô-va nhìn thấy tôi đang chịu khốn khổ" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-abstractnouns)
"Sau đó, Lê-a lại mang thai"
"sinh một con trai"
Có thể dịch ở dạng chủ động. Gợi ý dịch: "Đức Giê-hô-va đã nghe rằng chồng tôi không yêu thương tôi" (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#figs-activepassive)
Người dịch có thể thêm vào ghi chú “tên Si-mê-ôn có nghĩa là ‘lắng nghe’”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
"chồng tôi sẽ gần gũi với tôi"
"Tôi đã sinh ba đứa con trai cho ông ấy"
Người dịch có thể thêm vào ghi chú “tên Lê-vi có nghĩa là ‘gắn bó’”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)
"Lê-a lại có thai"
"sinh một con trai"
Người dịch có thể thêm vào ghi chú “tên Giu-đa có nghĩa là ‘ca ngợi’”. (Xem: /WA-Catalog/vi_tm?section=translate#translate-names)